Hiệu quả từ mô hình “Truyền thông và Hội nhập”

 Trần Thị Liên – TH Nguyễn Du

          Mô hình trường học gắn với thực tiễn là một hướng đi đúng trong giáo dục hiện nay. Tuy nhiên nó chỉ thực sự có hiệu quả khi các trường lựa chọn mô hình phù hợp với thực tế, phù hợp với đối tượng học sinh và đi vào cuộc sống nhằm giáo dục giá trị sống và đáp ứng nhu cầu của các em. Từ ý nghĩa đó, năm học 2017- 2018, xuất phát từ thực tế là một trong những trường hội nhập của TP Lào Cai, cán bộ, giáo viên, nhân viên trường TH Nguyễn Du đã thảo luận, bàn bạc và xin ý kiến phụ huynh và thống nhất lựa chọn mô hình “Truyền thông và Hội nhập”. Bắt tay vào việc, nhà trường xây dựng kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo xây dựng mô hình và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên nhằm đạt được mục tiêu của mô hình: kết nối và chia sẻ thông tin, công khai về các hoạt động giáo dục của nhà trường đến cha mẹ học sinh và cộng đồng; nâng cao năng lực, kĩ năng tuyên truyền về đổi mới giáo dục, hội nhập trong giáo dục; vận động, thu hút các nguồn lực; nâng cao năng lực viết cho thầy- trò, duy trì và nâng cao văn hóa đọc cho học sinh, tạo môi trường giao tiếp hiệu quả. Mặt khác, công tác truyền thông vô cùng quan trọng giúp nhà trưòng hội nhập thành công bằng nhiều hình thức: xuất bản tờ báo“Truyền thông học đường”, tổ chức các sự kiện và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tài liệu hóa mô hình có sử dụng các văn bản thông tin, lập chuyên mục riêng trên trang Web, các tiết học chính khóa được lồng ghép nội dung hội nhập như tiếng Anh, UDCNTT, tích hợp các môn học, tích cực hóa các hoạt động học tập với hình thức sân khấu hóa, ga la, chuyên mục,…

          Nội dung mô hình thể hiện rõ nét trước tiên qua tờ “Truyền thông học đường”. Nhà trường đã mời nhà báo về tập huấn cách viết các dạng tin bài: tin ngắn, tin vắn, bài viếtĐây là lần đầu tiên trường có tờ báo riêng. Cứ 02 tháng/ 1 số báo, nhiều bài viết về các hoạt động ngoại khóa, sự kiện, việc dạy- học của cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh được đăng tải. Nhiều tin bài được lựa chọn tức thì được đăng trên trang Web của trường, trang web của phòng GD, cổng thông tin điện tử của phường Kim Tân, của thành phố và bản tin thành phố. Đến nay đã có trên 2000 bản/ 05 số báo được xuất bản, số sau xuất bản nhiều hơn số trước. Tờ báo có sức lan tỏa mạnh mẽ, ngày càng nhiều trường học tập, thu hút nhiều cha mẹ học sinh và học sinh viết tin bài. Nhiều hoạt động diễn ra được các “phóng viên nhí săn tin”, phản ánh và đăng tải kịp thời, hút mạnh các độc giả tí hon đọc sách, báo thường xuyên, có tác dụng nâng cao văn hóa đọc trong trường học một cách tự nhiên. Đây là hoạt động tạo điểm nhấn, điểm mới về truyền thông trong trường học.


 Hình ảnh HD đọc báo tại sân trường

Mô hình “Truyền thông- hội nhập” còn thể hiện qua: sự kiện trường học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: kịch, sân khấu hóa, ga la,…là sự sáng tạo, đổi mới giáo dục và hội nhập.Tiêu biểu một đoạn trường Nguyễn Du được sân khấu hóa với cách diễn xuất rất chuyên nghiệp của hàng trăm “diễn viên nhí”. Đoạn trường gồm 03 chương, nói về thân thế và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du (chương 1,2), chương 3 nói về ngôi trường mang tên Đại thi hào Nguyễn Du đang hội nhập và vươn lên phát triển mạnh mẽ.


Việc tài liệu hóa mô hình dạy từ lớp 2- lớp 5 học nằm trong kế hoạch từ đầu năm học. Trường đã lựa chọn tên chủ đề gắn với thực tiễn, 1 chủ đề/ tháng tương ứng với 1 bài/  tháng trải đều từ tháng 10/2017 - tháng 3/2018. Tháng 4/2018, giáo viên dạy chuyên đề và dạy thử nghiệm. Tổng số bài tài liệu hóa: 24 bài/ 4 khối (6 bài/ 1 khối lớp), được xếp từ bài A đến bài G, mỗi bài tối thiểu 03 tiết. Việc làm này dựa trên thiết kế của tài liệu mô hình trường học mới môn Tiếng Việt, các ngữ liệu chủ yếu sử dụng văn bản thông tin, các câu chuyện, bài viết từ thực tế cuộc sống của học sinh và thực tế của trường trên cơ sở tích hợp nhiều môn học: Tiếng Việt với Địa lý, Lịch sử, Mĩ thuật, tiếng Anh, giáo dục kĩ năng sống, bảo vệ môi trường,… đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin phần mềm Sway, Messenger,..để khai thác thông tin trên mạng, kết nối trường học trong và ngoài nước.

 Thực hiện kế hoạch, ngày 24- 27/4/2018, có 04 tiết chuyên đề tài liệu hóa mô hình diễn ra tại lớp 2D, 5A, 4C và 3B. Đến dự chuyên đề có đồng chí Quý, chuyên viên phòng GD&ĐT, CBQL, GV nhà trường, trường TH Lê Văn Tám, TH Duyên Hải,...Tiết đầu, lớp 2D học bài 2D “Các nước trong khối ASEAN” (tiết1) bài đọc có độ dài phù hợp, văn bản thông tin chính xác. Các em đọc to, rõ ràng, đọc nhiều lần văn bản trong đó có tên nước ngoài Campuchia, Inđonêxia, Lào, Malayxia,… bằng làm việc cá nhân, cặp, nhóm lớn; huy động vốn sống tìm hiểu về cờ của các nước ASEAN và tích hợp với môn Địa lý, tin học trong phần khởi động. Các em tự tin, lưu loát sử dụng câu lệnh tiếng Anh, tạo lớp học sôi nổi, nhẹ nhàng, hiệu quả và mang tầm hội nhập. Tiết học lớp 5A thật hấp dẫn vừa đậm chất truyền thông vừa đậm nét hội nhập và tích hợp nhiều môn học. Điều này thể hiện rõ nét qua bài 5C “Tà áo dài Việt Nam” (tiết 3). Thầy - trò thỏa sức sáng tạo qua hình thức Ga la áo dài Việt Nam. Lớp chia ra 5 nhóm cùng năng lực hoặc sở thích với 5 màu sắc và phong cách khác nhau đã tạo ra Ga la mới lạ, độc đáo, sáng tạo: Nhóm giới thiệu các trang phục áo dài từ xưa tới nay qua trình diễn thời trang; nhóm tạo sự khác biệt với các mẫu thời trang áo dài sáng tạo được tích hợp môn Mĩ thuật; nhóm tích hợp môn tin học với giới thiệu song ngữ truyền thông về tà áo dài Việt Nam cụ thể đường nét cơ bản, cách sử dụng áo dài; nhóm thiết kế và biểu diễn những bộ trang phục áo dài mang thông điệp bảo vệ môi trường và nhóm cuối sân khấu hóa kết hợp với kết nối với một cô gái Việt Nam và người gái cộng Hòa Séc đang sống và làm việc tại cộng Hòa Séc qua Messenger. Hình ảnh 02 cô gái mặc áo dài Việt Nam trên nước bạn, các em vô cùng tự hào vì đã giới thiệu, quảng bá áo dài- quốc phục, lễ phục truyền thống của dân tộc ta đến với bạn bè năm châu. Trước khi kết thúc tiết học, giáo viên và học sinh cùng viết cảm nhận của bản thân kết nối với công cụ lớp học (nhịp cầu bè bạn),…



 Hình ảnh các tiết học chuyên đề tài liệu hóa mô hình “Truyền thông&Hội nhập”


  Sau các tiết chuyên đề, nhà trường đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn sâu. Các ý kiến nhận xét đều thán phục và ngưỡng mộ tinh thần, nền nếp học tập, vai trò điều hành của học sinh và hình thức tổ chức dạy - học của các lớp dự giờ. Việc dạy- học như thế đích thực là phát huy tối đa năng lực của học sinh; việc lựa chọn nội dung tài liệu hóa phù hợp với đối tượng học sinh và thực tế của nhà trường, mang giá trị thực tiễn sâu sắc rất đáng biểu dương, học tập và nhân rộng. Từ tên mô hình, xây dựng kế hoạch đến các hoạt động giáo dục ngoại khóa, tổ chức dạy lồng ghép trong các tiết học chính khóa, các tiết dạy chuyên đề tài liệu hóa và tờ báo“Truyền thông học đường” đã khẳng định nhà trường đã thực hiện  bài bản mô hình và đi đúng hướng, triển khai có hiệu quả đồng thời mong muốn từ kinh nghiệm tốt cần nhân rộng đến các trường trong thành phố và tỉnh Lào Cai. Từ thành công bước đầu, thời gian tới, nhà trường tiếp tục thực hiện chuyên đề và đưa vào dạy thí điểm một số tiết vào đầu tháng 5/ 2018, tiếp tục làm tốt công tác truyền thông, viết tin bài, tìm và sưu tầm thêm văn bản thông tin phục vụ HS đọc rộng đồng thời sơ kết một năm thực hiện mô hình và báo cáo cấp trên thẩm định tài liệu, xin cấp phép đưa vào dạy 1 tiết/ tuần (từ tuần 5 đến hết tuần 29) từ năm học 2018- 2019 nhằm nâng cao hiệu quả, nhân rộng mô hình và nâng tầm hội nhập.
                                                 Trần Thị Liên – TH Nguyễn Du


Tin tức
Đăng nhập
Designed by VNPT
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1